Nhà vệ sinh là nơi có vị trí gần với hệ thống cấp và thoát nước nhất nên nó thường hay phải đối mặt với nguy cơ bị ngấm nước xuyên tường hoặc rò rỉ nước. Vì vậy, nhà vệ sinh dễ bị thấm dột nếu không có cách chống thấm nhà vệ sinh tốt thì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Chống thấm nhà vệ sinh bằng khò nóng là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất. Để biết về hiểu rõ hơn về phương pháp này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!
1. Tại sao cần phải chống thấm nhà vệ sinh
Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của chúng ta ở nhà vệ sinh đều dùng đến nước. Nếu nhà vệ bị thấm nước có thể làm ảnh hưởng tới các hạng mục khác của công trình và gây ra các vấn đề về sức khỏe của người sử dụng. Cụ thể, một số hậu quả đối với nhà vệ sinh bị thấm nước là:
– Khi bị ẩm và thấm nước lâu ngày sẽ làm công trình dễ bị xuống cấp sớm, bị giảm tuổi thọ và gây nguy hiểm. Việc ẩm mốc cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dùng.
– Làm mất thẩm mỹ cho công trình. Khi nhà vệ sinh bị thấm nước sẽ khiến cho tường bị ẩm mốc, vàng ố. Lâu ngày không xử lý sẽ khiến sơn tường bị bong tróc và loang lổ.
– Gây ảnh hưởng các phòng khác. Nước có thể dột từ nhà vệ sinh sang các phòng liền kề khiến cho chúng bị hỏng và ẩm mốc.
2. Ưu điểm của phương pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò
Màng khò là vật liệu chống thấm mới. Sau khi làm sạch bề mặt chống thấm sẽ được che phủ lên một tấm màng chống thấm có công dụng kết dính chặt với sàn. Màng chống thấm màng khò có khả năng đàn hồi uốn dẻo, chịu được nhiệt độ cao, chống thấm nước hiệu quả. Điểm nổi bật của phương pháp chống thấm khò nóng là tuyệt đối không thấm nước và bạn cần lát gạch để bảo vệ màng không bị rách.
3. Quy trình thực hiện chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò
Bước 1: Vệ sinh mặt bằng nhà tắm sạch sẽ
Dọn dẹp bề mặt sạch sẽ và đảm bảo bề mặt được làm phẳng bằng cách xử lý tất cả các vết lồi, lõm, nứt. Các bề mặt lồi, lõm, khuyết tật, bê tông bở, kết cấu không chắc chắn phải được loại bỏ và sửa chữa bằng xi măng và cát trộn phụ gia chống thấm Sika TH.
Bước 2: Quét keo kết nối
Thực hiện quét lớp lót kết nối lên bị trí cần chống thấm bằng lu lăn, chổi sơn hoặc máy phun áp lực và chờ đến khi khô. Bạn nên chờ khoảng 60 phút để keo khô nhưng vẫn cần phải đảm bảo keo có mức dính vừa phải.
Bước 3: Thực hiện dán màng chống thấm khò nóng
Dùng đầu khò để nung cho lớp keo và màng chống thấm có thể dính vào nhau được chắc hơn. Bạn nên sử dụng một lực ép chặt để đảm bảo độ bám dính giữa màng và keo chắc chắn nhất.
Bước 4: Dùng vữa bảo vệ lớp màng chống thấm
Để bề mặt chống thấm được bảo vệ, không bị xé rách hay bong tróc khi sử dụng thì bạn cần phủ thêm một lớp vữa trên bề mặt chống thấm dày ít nhất 2cm.