Nhà chung cư là một trong những loại công trình thường xuyên phải xử lý chống thấm. Có rất nhiều hạng mục trong xử lý chống thấm nhà chung cư, như chống thấm nhà vệ sinh tầng trên, chống thấm tường nhà, trần nhà,… Vậy nguyên nhân của những vị trí thấm đó là gì? Và giải pháp của chúng ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Hiện tượng “thấm” ở các tòa nhà
Thấm là hiện tượng nước/ nước mưa chảy vào các kẽ hở, khe nứt bên ngoài hoặc bên trong các công trình lâu ngày gây ra ẩm thấp, nấm mốc, loang lổ. Nhà chung cư thường bị thấm trần (do nhà vệ sinh tầng trên thấm xuống), thấm tường ngoài (do khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều) hoặc thấm cửa sổ (do khe hở trong quá trình lắp cửa).
Nguyên nhân gây thấm ở các nhà chung cư
-
Chống thấm kém chất lượng từ ban đầu: Công tác chống thấm cả tòa nhà không được chú trọng ngay từ ban đầu, hoặc đội ngũ thi công thiếu kinh nghiệm, thi công ẩu,…
-
Quá trình thi công không đảm bảo, sử dụng vật liệu chống thấm không đạt chuẩn: Sử dụng vật liệu sai mục đích, vật liệu kém chất lượng, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của công trình.
-
Do điều kiện thời tiết khách quan: Nước mưa xối vào lâu dài, khí hậu nắng nóng, độ ẩm cao, biến đổi không khí đột ngột,… khiến cho các vật liệu co giãn thường xuyên, gây nứt, nẻ, cong vênh.
-
Không được bảo dưỡng, tu sửa khi đã sử dụng nhiều năm.
-
Riêng với thấm nhà vệ sinh: Tiếp xúc với môi trường nhiều nước, độ ẩm cao, dễ gây ra hiện tượng thấm, nấm mốc, loang lổ hơn các môi trường khác nếu không được chống thấm hợp lý.
Cách xử lý chống thấm trong nhà chung cư hiệu quả cao
Xử lý chống thấm tường và trần nhà
Bước 1: Vệ sinh bề mặt
Trước khi phủ lớp chống thấm, cần làm sạch các vết nấm mốc và bong tróc loang lổ trên tường. Các bạn có thể cùng bay hoặc bàn chải, giấy nhám cạo sạch về mặt, nếu tình trạng nặng hơn có thể dùng hóa chất diệt nấm mốc để tiêu diệt tận gốc vi khuẩn gây nấm mốc.
Tiếp theo, hãy lấp đầy các vết nứt, khe hở bằng xi măng hoặc bằng bột chuyên dụng để bắt đầu sơn chống thấm.
Trước khi sơn bạn nên giữ tường khô ráo, sạch sẽ. Độ ẩm không vượt quá 16%. Bạn có thể kiểm tra bằng cách đặt tay lên tường. Nếu cảm giác hơi ướt hoặc ẩm thì tường chưa đạt yêu cầu
Bước 2: Tiến hành sơn chống thấm
Sau khi xác định tường đã hoàn toàn khô ráo, sạch sẽ, bạn hãy phủ một lớp sơn chống kiềm, sau 1-2 tiếng để sơn khô thì sơn chống thấm. Bạn cần 2 lớp sơn chống thấm, mỗi lớp cách nhau khoảng nửa ngày.
Xử lý chống thấm cửa sổ
Nhiều nhà chung cư bị hắt nước, dột và thấm từ phía cửa sổ của nhà, trong trường hợp tình trạng không quá nghiêm trọng, có thể tự xử lý được, bạn chỉ cần xịt keo silicon vào vị trí khe hở, rãnh, vết nứt tại điểm tiếp giáp giữa cửa với tường để bịt kín chúng.